Xác định giá trị doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp là một phần rất quan trọng của thẩm định giá nói chung. Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:

Xác định giá trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc xác định giá trị doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.

1. Thế nào là xác định giá trị doanh nghiệp

“Xác định giá trị doanh nghiệp” được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:

  • Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ;
  • Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty;
  • Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

2. Vì sao cần xác định giá trị doanh nghiệp

Giá trị là yếu tố đầu tiên người ta muốn biết khi tìm hiểu về một sản phẩm. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, bạn biết các tài sản công ty trị giá bao nhiêu, nhưng bạn không biết giá trị thị trường của doanh nghiệp mình thì bạn đang bỏ sót một thứ hết sức quan trọng.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

Xác định giá trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc xác định giá trị doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.

Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.

Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư xác định giá trị doanh nghiệp là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

ĐỐI TƯỢNG THẨM ĐỊNH

Đối tượng áp dụng là các công ty:

  • Đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa;
  • Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của Công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty, nhượng quyền kinh doanh …
  • Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng;
  • Đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH

Mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp:

  • Cổ phần hóa;
  • Chuyển nhượng, chuyển đổi hình thức;
  • Mua bán – sáp nhập, liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;
  • Thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng;
  • Phát hành thêm cổ phiếu.

PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH

Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp

  • Phương pháp giá trị tài sản thuần;
  • Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức;
  • Phương pháp chiết khấu lợi nhuận;
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền;
  • Phương pháp hệ số giá/ thu nhập (P/E).

HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp

  • Bảng cân đối kế toán thời điểm thẩm định giá.
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thời điểm thẩm định giá.
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ.
  • Bảng cân đối tài khoản thời điểm thẩm định giá.
  • Phương án sản xuất kinh doanh của DN trong 1-5 năm (nếu có).
  • Các bảng đối chiếu các tài khoản.
  • Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
  • Các khoản đầu tư ngắn và dài hạn.
  • Các khoản phải thu, phải trả.
  • Hàng tồn kho, công cụ dụng cụ.
  • Các khoản vay ngắn và dài hạn.
  • Chênh lệch tỷ giá trong thanh toán.
  • Bảng kê chi tiết tài sản cố định tại thời điểm cổ phần hóa.
  • Các văn bản pháp lý khác liên quan đến cổ phần hóa.
  • Các thông tin về doanh nghiệp như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược maketing ( gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và khuyến mãi) trong thời gian 5 năm tới…
  • Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của doanh nghiệp.

Hotline tư vấn miễn phí: 094.259.7477 – Mr Linh

Trả lời